Bệnh bạch biến có nguy hiểm không ? Hãy cùng tìm câu trả lời
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không là điều nhiều người thắc mắc nhưng không phải ai cũng có câu trả lời. Nếu bạn chưa rõ về điều này, hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh bạch biến
Bạch biến là hiện tượng rối loạn cấu trúc dưới da khiến cho vùng da bị tổn thương bị mất đi các hắc tố melamin nên có màu trắng bạch. Khi mắc bệnh, tại vùng da bị thương tổn sẽ xuất hiện các chấm, vết hoặc các đám da loang màu trắng có ranh giới rõ rệt với viền da lành xung quanh. Phần da ở vùng này sẽ không teo, không đau, không ngứa hay có bất kì cảm giác nào, lông trên da cũng chuyển sang màu trắng như cước.
Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mắc số lượng và vị trí của các đốm sắc tố có sự khác nhau. Có thể xuất hiện một hoặc nhiều đốm, chủ yếu ở cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay, cổ, mặt, lưng, vùng sinh dục… chứ hiếm khi có ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hay da niêm mạc. Cũng có một số trường hợp bị bạch biến quanh nốt ruồi, vết bỏng hoặc bớt.
Bệnh bạch biến tiến triển đột ngột, mãn tính nên khó đoán trước, lo lắng bạch biến có nguy hiểm không. Các đốm bạch biến dễ xuất hiện ngay sau một chấn thương nào đó về tinh thần hoặc thể chất, dễ tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông, cũng có trường hợp bệnh ổn định lâu dài hoặc tự khỏi.
Quan sát thương tổn do bạch biến gây ra sẽ thấy chúng thường tồn tại đối xứng, rải rác hoặc khu trú với hình bầu dục, tròn hoặc có cạnh nham nhở giống như hình bản đồ. Mặc dù đến nay nguyên nhân chính xác gây ra bạch biến vẫn chưa được tìm ra nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng các yếu tố như thần kinh, nội tiết, di truyền, rối loạn giao cảm, căng thẳng thần kinh… có liên quan mật thiết đến sự hình thành bệnh.
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không ?
Bệnh bạch biến có nguy hiểm không ?
Theo các chuyên gia da liễu thì người bệnh không nên quá lo lắng về bệnh bạch biến có nguy hiểm không vì đây là căn bệnh không hề gây nguy hại cho sức khỏe. Người bệnh có thể chung sống cùng bệnh đến tận cuối đời mà không cần lo lắng về tuổi thọ suy giảm.
Chi phí điều trị bệnh bạch biến là bao nhiêu ?
Tuy nhiên, điều đáng nói là căn bệnh này lại khiến cho vùng da trên cơ thể bị biến màu, tác động lớn về thẩm mỹ và tâm lí. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái thiếu tự tin, mặc cảm, thậm chí còn trầm cảm khi bệnh xuất hiện vì họ ngại giao tiếp, lo sợ bị cười nhạo, xa lánh… Chính vì thế tổn thương tâm lí do bệnh gây ra là không thể chủ quan.
Muốn khắc phục điều này người bệnh cần có biện pháp can thiệp điều trị từ sớm để ngăn chặn tình trạng bệnh nặng hơn, lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể. Các phương pháp thường được áp dụng để chữa bạch biến gồm dùng thuốc bôi, quang hóa trị liệu, cấy tế bào sắc tố, cấy ghép da… nhưng không phải mọi trường hợp bệnh đều áp dụng chung một phương pháp điều trị.
Để tìm được cách trị liệu phù hợp và hiệu quả nhất người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa uy tín, có kinh nghiệm về việc khắc chế căn bệnh này. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tạo tâm lí thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí thì mới giảm thiểu được khả năng diễn tiến của bệnh và đảm bảo kết quả trị liệu.
Mặc dù bệnh bạch biến không nguy hại cho sức khỏe nhưng việc thực hiện điều trị là cần thiết. Vì thế người bệnh không nên chủ quan, cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt thì mới sớm ngăn chặn được sự tiến triển của những triệu chứng do bệnh gây ra. Mọi thắc mắc về bệnh bạch biến có nguy hiểm không hoặc phương pháp điều trị bệnh bạn có thể LIÊN HỆ TRỰC TUYẾN hoặc liên hệ hotline 096 822 1166 để được chuyên gia giải đáp hoàn toàn miễn phí.