Á vảy nến có phải là bệnh lây nhiễm không?

Á vảy nến thuộc nhóm bệnh rối loạn da có vảy, dễ tiến triển dai dẳng và có xu hướng mãn tính, chưa rõ nguyên nhân. Bệnh vảy nến gây ngứa ngáy, đau đớn như bị châm chích, nứt nẻ và chảy máu nên người bệnh luôn có cảm giác rất khó chịu. Vậy á vảy nến có lây không, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về điều này.

Tổng quan về bệnh á vảy nến

Hình ảnh bệnh á vảy nến

Hình ảnh bệnh á vảy nến

Phân loại á vảy nến

Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ á vảy nến là Brocq vào năm 1902 dùng để mô tả các bệnh: á vảy nến thể giọt, á vảy nến dạng lichen, á vảy nến thể mảng. Đến nay sự phân loại các bệnh này chưa hoàn toàn thống nhất, đa số phân chia thành bệnh vảy nến thể mảng và bệnh vảy phấn dạng lichen.– Á vảy nến thể mảng + Á vảy nến thể mảng nhỏ hay còn gọi là thể mảng dạng ngón tay+ Á vảy nến thể mảng lớn (parapsoriasis en grandes plaques ) hay còn gọi là vảy nến dạng lichen (parapsoriasis lichenoide) hay vảy nến teo (parapsoriasis atrophique)– Vảy phấn dạng lichen (còn gọi là vảy nến thể giọt): gồm 2 dạng: vảy phấn dạng lichen mạn tính (pityriasis lichenoide chronique); vảy phấn dạng lichen và đậu mùa cấp tính (pityriasis lichenoide et varioliforme aigu).

Biểu hiện bệnh á vảy nến

– Á vảy nến thể giọtThương tổn do bệnh á vảy nến thể giọt xuất hiện là các nốt sần giống như dấu ấn của ngón tay trên bề mặt da.– Á vảy nến thể mảng nhỏNgười bị vảy nến thể này da sẽ viêm dạng xốp nhẹ, có mảng vảy màu hồng hoặc đỏ nhạt, đôi khi có mảng vảy hình oval. Vị trí khu trú bệnh á vảy nến thường ở khuỷu tay, bàn tay hoặc toàn thân.– Á vảy nến thể mảng lớnBệnh vảy nến thể mảng lớn khá lành tính nhưng da có thể bị sạm hoặc teo đi. Nền thương tổn hay có màu hồng nhạt, gây ngứa nhẹ.

Á vảy nến có phải là bệnh lây nhiễm không?

Á vảy nến không phải là bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc

Á vảy nến không phải là bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc

Rất nhiều người lo lắng bệnh á vẩy nến có lây không nhưng bạn đọc có thể yên tâm rằng rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy đây không phải là bệnh lây nhiễm nên không lây qua tiếp xúc. Bản chất của vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì làm cho quá trình bong các tế bào da cũ và mọc các tế bào da mới diễn ra nhanh gấp 10 lần người thường. Điều đó cho thấy tác nhân của bệnh không phải là virus hoặc vi khuẩn nên nó không thể lây qua bất kì tiếp xúc nào mà nó hình thành do rối loạn hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Khi miễn dịch bị rối loạn thì thay vì tấn công vi khuẩn gây hại để bảo vệ da, các tế bào của hệ miễn dịch lại quay ngược trở lại gây hại cho biểu bì và làm cho da bị khô, bong tróc.Tuy đây không phải là bệnh lí lây nhiễm nhưng lại có tỷ lệ di truyền cao. Nghiên cứu đã chỉ ra, có 30% nguy cơ mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh. Nếu cả bố cả mẹ đều bị thì nguy cơ lên đến 75%. Bởi vậy, cần để ý nguyên nhân gây bệnh này. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu tâm tới yếu tố tâm lý, tránh căng thẳng, lo lắng, nghỉ ngơi không điều độ hay làm việc quá sức để không làm bệnh bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, những người có làn da dị ứng cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và hóa chất để không làm bệnh nặng hơn.Hiện nay á vảy nến đã trở nên đơn giản hơn nhờ phương pháp đông tây y kết hợp quang hóa trị liệu tại Phòng Khám Da Liễu Dr Thái Hà. Đây là sự tổng hợp những ưu điểm của cả Đông – Tây y và loại bỏ hầu hết các nhược điểm của hai phương pháp này đồng thời đưa vào sử dụng công nghệ quang hóa hiện đại nên giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát, mang lại cuộc sống vui vẻ cho hàng trăm bệnh nhân. Người bệnh có thể đến trực tiếp phòng khám để tham vấn bác sĩ và tìm hiểu về hướng điều trị này.Ngoài những thông tin được chia sẻ trên đây, bất kì thắc mắc nào về bệnh á vảy nến hoặc không biết chữa vảy nến ở đâu tốt bạn đọc có thể gọi tới hotline 096 822 1166 hoặc chia sẻ thông qua cửa sổ chát ngay góc cuối bên phải website của Phòng Khám Da Liễu Dr Thái Hà, các chuyên gia da liễu hàng đầu luôn sẵn lòng giải đáp cặn kẽ, hoàn toàn miễn phí.